Nội Dung
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O (Certificate of Original) là một chứng từ quan trọng trong bộ hồ sơ xuất nhập khẩu. C/O do cơ quan có thẩm quyền hay đại diện có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp để chứng minh xuất xứ của sản phẩm nước đó và hưởng thuế suất ưu đãi cho hàng hóa có xuất xứ được ghi trên C/O theo các hiệp định thương mại được ký kết giữa các quốc gia/ liên minh/ vùng lãnh thổ. Tuy nhiên không phải có C/O hợp lệ thì hàng hóa sẽ được hưởng ưu đãi thuế suất, có một số C/O chỉ đơn giản là để chứng minh xuất xứ.
Trong bài viết dưới, Vận chuyển nhanh Pháp Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật những kiến thức liên quan đến C/O như đặc điểm của C/O, tác dụng của C/O, các cơ quan có thẩm quyền cấp C/O, các thông tin cần có của C/O, và những mẫu C/O đang được sử dụng phổ biến hiện nay tại Việt Nam. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Theo nghị định số 31/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, tại Điều 3 có nêu rõ định nghĩa về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
“Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó”.
C/O được xác định theo một quy tắc xuất xứ cụ thể và phải được nước nhập khẩu thừa nhận. Quy tắc đó có thể là của nước nhập khẩu hoặc của nước cấp C/O (nếu nước nhập khẩu không có yêu cầu nào khác). C/O được cấp theo quy tắc xuất xứ nào thì sẽ được hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có) khi nhập khẩu vào nước dành cho các ưu đãi đó.
C/O có thể được phát hành dưới dạng văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương (dạng điện tử). Hiện nay, C/O form D và C/O form AI đã có dạng điện tử, còn lại các form khác vẫn đang là bản giấy.
C/O thường sẽ có:
C/O có thể mang lại nhiều tác dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu, cho nhà nước. Cụ thể như sau:
C/O thường có 2 loại là:
Hiện nay, tại Việt Nam có 2 cơ quan có thẩm quyền được cấp phát C/O là:
Một C/O hoàn chỉnh cần có những nội dung cơ bản sau đây:
Lưu ý:
Để xác định C/O giấy là hợp lệ, bạn nên:
Kiểm tra hình thức bên ngoài của C/O:
Kiểm tra nội dung của C/O:
Tuỳ thuộc vào từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi và đến từ nước nào…) mà doanh nghiệp xuất khẩu hoặc nhập khẩu sẽ xác định nên sử dụng loại C/O nào. Dưới đây là các mẫu C/O đang hiện hành ở Việt Nam.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về các nghị định liên quan cho mỗi mẫu C/O tại đây nhé: https://drive.google.com/drive/folders/1tOvB0dCEaiZcLCif7CoWfxvSTt8FEPH8?usp=sharing.
Là chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp theo Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP – Generalized System of Preferences) cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang các nước, vùng lãnh thổ cho Việt Nam hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP
Đây là loại C/O được cấp cho hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, và không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 3/4/2018.
C/O form D áp dụng cho hàng hoá xuất nhập khẩu giữa các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
C/O form E được cấp đối với hàng hoá xuất nhập khẩu giữa khu vực ASEAN và Trung Quốc. Với loại C/O này, hàng hóa sẽ được hưởng các ưu đãi thuế quan theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA).
C/O form S được cấp đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Lào. Hàng hóa được cấp C/O mẫu này sẽ được hưởng các ưu đãi theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại Việt Nam – Lào.
C/O form AK được cấp đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa khối nước ASEAN và Hàn Quốc. Hàng hóa được cấp C/O mẫu này sẽ được hưởng các ưu đãi thuế quan theo quy tắc xuất xứ của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA).
C/O form AI được cấp cho hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các nước ASEAN và Ấn Độ. Hàng hóa được cấp C/O mẫu AI sẽ được hưởng các ưu đãi thuế quan theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ (AIFTA).
C/O form AJ được cấp đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại để được hưởng các ưu đãi thuế quan theo hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP).
C/O form AANZ được cấp cho hàng hóa của các nước ASEAN, Úc và Niu-di-lân. Hàng hoá được cấp mẫu này sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa Asean – Úc – Niu di lân (AANZFTA).
C/O form AHK được cấp đối với hàng hóa của các khối nước ASEAN xuất khẩu sang Hồng Kông. Hàng hoá được cấp mẫu này sẽ được hưởng ưu đãi theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hồng Kông, Trung Quốc.
C/O form VJ được áp dụng đối với các loại hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam hoặc Nhật Bản. Hàng hoá được cấp C/O mẫu này sẽ được hưởng các ưu đãi thuế quan theo quy tắc xuất xứ Hiệp định đối tác kinh tế VJEPA giữa Việt Nam và Nhật Bản.
C/O form VC được cấp cho hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Chi Lê. Hàng hoá được cấp mẫu này sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa giữa Việt Nam – Chi Lê (VCFTA)
C/O form VK được cấp cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc và ngược lại. Hàng hoá được cấp mẫu này sẽ được hưởng ưu đãi theo quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc VKFTA (VietNam – Korea Free Trade Area)
C/O form VN – CU được cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Cuba. Hàng hoá được cấp mẫu này sẽ được hưởng ưu đãi theo quy tắc xuất xứ Hiệp định Thương mại Việt Nam – Cuba.
C/O form CPTPP được cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên trong hiệp định CPTPP. Hàng hóa được cấp C/O mẫu CPTPP sẽ được hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nước thành viên.
C/O form EAV được cấp cho hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu. Hàng hoá được cấp mẫu này sẽ được hưởng ưu đãi theo quy tắc xuất xứ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu (VNEAEUFTA).
C/O form EUR.1 được cấp cho hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam và Liên minh châu Âu, được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA).
C/O này được cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO).
C/O form X thực chất chỉ là giấy chứng nhận cho hàng hóa không đáp ứng quy định về xuất xứ. Chúng không được xem là C/O và cũng không được hưởng ưu đãi.
C/O form T hay còn có tên khác là C/O form Textile, chỉ cấp cho hàng dệt may thuộc diện quản lý hạn ngạch theo Hiệp định dệt may Việt Nam – EU. Mỗi form chỉ được cấp cho một loại Category hàng dệt may khi xuất khẩu sang EU.
Đây là loại C/O không ưu đãi được cấp cho một số sản phẩm xuất khẩu sang Venezuela (theo pháp luật nước này về chống bán phá giá và bồi thường). Venezuela không phải là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn đối với Việt Nam. Tuy vậy vẫn có nhiều doanh nghiệp nước ta cũng đã xuất hàng sang Venezuela.
Một số loại C/O ít gặp khác có thể kể đến là:
Nếu có nhu cầu quý doanh nghiệp và công ty vui lòng liên hệ với Vận chuyển nhanh Pháp Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất.