Tin Tức

Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu máy tính bảng

1. Thủ tục nhập khẩu máy tính bảng – Mã HS code máy tính bảng và thuế nhập khẩu

Mã HS code máy tính bảng đề nghị tham khảo 84713020. Máy tính bảng nhập khẩu chịu thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, thuế VAT 10%.

2. Thủ tục nhập khẩu máy tính bảng – Căn cứ pháp lý

a. Căn cứ pháp lý – Thủ tục nhập khẩu máy tính bảng

  • Luật quản lý chất lượng 05/2007/QH12
  • Nghị định 132/2008/NĐ-CP sửa đổi bởi nghị định 74/2018/NĐ-CP
  • Thông tư 04/2018/TT-BTTTT
  • Công văn 2765/BTTTT-CVT ngày 21/08/2018
  • Thông tư 13/2018/TT-BTTTT
  • Thông tư 30/2011/TT-BTTTT

b. Thủ tục hải quan nhập khẩu máy tính bảng (tablet)

Theo thông tư 04/2018/TT-BTTTT thì mặt hàng máy tính bảng thuộc danh mục hàng hóa phải làm thủ tục công bố hợp quy theo tiêu chuẩn TCVN 7189:2009.

Quy trình làm thủ tục hàng hóa nhóm 2 thuộc quản lý của bộ thông tin và truyền thông theo thông tư 04/2018/TT-BTTTT. Vậy khi nhập khẩu máy tính bảng, doanh nghiệp cần chú ý về việc làm công bố hợp quy.

Hồ sơ hải quan nhập khẩu máy tính bảng sẽ theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).

Thủ tục nhập khẩu hàng nhóm 2 Bộ thông tin truyền thông

Quy trình kiểm tra chất lượng trong thủ tục nhập khẩu hàng nhóm 2 bộ Thông tin truyền thông.

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật quản lý chất lượng 05/2007/QH12
  • Nghị định 132/2008/NĐ-CP sửa đổi bởi nghị định 74/2018/NĐ-CP
  • Thông tư 04/2018/TT-BTTTT
  • Công văn 2765/BTTTT-CVT ngày 21/08/2018
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bởi thông tư 39/2018/TT-BTC
  • Thông tư 30/2011/TT-BTTTT

II. Quy trình và thủ tục

Các bước Tổng quan: Đăng ký Kiểm tra chất lượng với Cục Viễn Thông ==> Thông quan tờ khai ==> Chứng nhận hợp quy (nếu phải làm) ==> Nộp kết quả tự đánh giá ==> Đăng ký mẫu dấu hợp quy

1. Kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu

Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa với Cục Viễn Thông (Trung Tâm Kiểm định I, II, III….)

Hồ sơ bao gồm (Bắt buộc):

– Mẫu đơn đăng ký kiểm tra chất lượng (2 bản)

– Hợp đồng bản sao (1 bản)

– Invoice bản sao (1 bản)

– Packing list bản sao (1 bản)

– Vận đơn bản sao (1 bản)

Ngoài ra có thể bổ sung thêm:

– Tờ khai nhập khẩu

– Giấy chứng nhận chất lượng

– C/O

–  GIấy chứng nhận CFS

–  Ảnh hoặc bản mô tả

– Mẫu nhãn nhập khẩu, mẫu nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).

Sau 1 ngày đăng ký sẽ được cấp giấy đăng ký có xác nhận của Cục Viễn Thông. Đem đăng ký kiểm tra chất lượng này có xác nhận nộp cho hải quan để thông quan.

Chú ý: Theo CV 2765 của BTTTT thì hàng hóa phụ lục II thông tư 04/2018 áp dụng KTCL theo khoản 2a, phụ lục I thông tư 04/2018 áp dụng kiểm tra chất lượng theo khoản 2b điều 7, nghị định 132/2008 được sửa đổi bởi nghị định 74/2018.

Có thể hiểu đơn giản đây là KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SAU THÔNG QUAN.

2. Chứng nhận hợp quy

Sau khi có hàng hóa được thông quan, lấy mẫu mang đi test tại Cục tần số vô tuyến điện và có kết quả đo kiểm.

Hồ sơ và quy trình làm chứng nhận hợp quy theo quy định. Tùy mỗi model và loại hàng mà sẽ đo kiểm theo tiêu chuẩn khác nhau.

Ví dụ, switch đo theo TCVN 7189:2009.

3. Tự đánh giá sự phù hợp

Thuật ngữ này thay thế cho thuật ngữ Công Bố Hợp Quy trước đây.

Theo nghị định số 74/2018/NĐ-CP, 15 ngày kể từ khi thông quan, người nhập khẩu phải nộp kết quả tự đánh giá cho cơ quan quản lý (Trung tâm kiểm định).

Hồ sơ bao gồm:

– Kết quả tự đánh giá sự phù hợp

– Tài liệu kỹ thuật sản phẩm

– Kết quả đo kiểm

– Nhãn hàng hóa (chưa bắt buộc phải có)

4. Đăng ký mẫu dấu hợp quy

  • Với hàng thuộc phụ lục I thông tư 04/2018

+ Doanh nghiệp làm công văn xin cấp mã số quản lý (gọi nhanh là CODE) 1 lần duy nhất.

Mỗi 1 doanh nghiệp sẽ được Cục Viễn Thông cấp cho 1 code cho suốt quá trình hoạt động của Doanh nghiệp). Khoảng 10-15 ngày Cục Viễn Thông sẽ cấp cho Doanh nghiệp.

+ Sau khi được cấp CODE, doanh nghiệp làm công văn đăng ký mẫu dấu hợp quy theo quy định tại phụ lục V thông tư 30/2011.

  • Với hàng hóa thuộc phụ lục II thông tư 04/2018

+ Doanh nghiệp làm công văn đăng ký mẫu dấu hợp quy theo quy định tại phụ lục VI thông tư 30/2011.

– Sau khoảng 10-15 ngày từ khi nộp công văn đăng ký mẫu dấu hợp quy, nếu ko thấy Cục Viễn Thông phản hồi lại thì doanh nghiệp được sử dụng dấu hợp quy đã được đăng ký.

Rate this post
indochinapost

Bình luận gần đây